Cần cọc đấu giá biển số bao nhiêu? Cẩn trọng kẻo mất!
Cọc đấu giá biển số là khoản bắt buộc nếu bạn muốn tham gia phiên đấu giá hợp lệ. Tuy nhiên, không ít người đã mất trắng số tiền này chỉ vì những sai sót nhỏ như quên xác nhận, chuyển khoản sai hay trúng giá vượt ngân sách. Bienso1 chia sẻ về mức cọc và cách đề phòng các tình huống dễ xảy khi đấu giá.
*Bài viết do chuyên gia Bienso1 thực hiện, dựa trên luật hiện hành Luật đấu giá tài sản 2016 và Nghị định số 156/2024/NĐ-CP.
Có bắt buộc cọc đấu giá biển số xe không?
Căn cứ Điều 38 Luật đấu giá tài sản 2016, cọc đấu giá biển số xe là khoản bắt buộc người tham gia bắt buộc phải đóng để đáp ứng điều kiện tham gia.

Theo Điều 25 Nghị định 156/2024/NĐ-CP, người tham gia sẽ mất cọc và chuyển vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau:
- Không tham gia phiên đấu trừ trường hợp bất khả kháng.
- Bị truất quyền tham gia đấu giá theo điều 15 cùng Nghị định 156.
- Không xác nhận biên bản đấu giá trước 24h cùng ngày phiên đấu thành công.
- Người trúng không hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong 30 ngày hoặc không đăng ký gắn biển lên xe đúng hạn trong vòng 12 tháng.
Như vậy, cọc là một phần trong quy trình đảm bảo bạn tham gia phiên đấu và hoàn thành thủ tục, nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá như thanh toán và đăng ký xe đúng thời hạn. Lưu ý, cọc không phải phí tham gia đấu giá và sẽ được hoàn khi không trúng đấu giá.
Các mức cọc biển số mới từ 2025
Theo Điều 6 cùng Nghị định 156/2024/NĐ-CP, mức cọc đấu giá biển số có sự khác nhau giữa các loại xe:
- Ô tô: 40 triệu đồng
- Xe máy: 5 triệu đồng.
Định kỳ 3 năm mức cọc sẽ tăng 1 lần, 5 triệu đối với ô tô và 1 triệu đối với xe máy.

Luật mới 2025, các biển có cấu trúc đặc biệt như ngũ quý, sảnh tiến (từ 5 trở lên) có mức cọc phiên đấu giá lần 2 từ 500 triệu (ô tô) và 50 triệu (xe máy). Việc nâng cao mức cọc lên gấp 10 lần giúp ngăn tình trạng bỏ cọc, tối ưu hiệu suất, quy trình đấu giá biển số và giảm rủi ro đấu phá giá gây lãng phí tài nguyên tổ chức.
Cẩn trọng những sai lầm khiến bạn dễ mất cọc
Dù hình thức đấu giá biển số xe đã được triển khai gần 2 năm nhưng trên thực tế, có rất nhiều tình huống diễn ra khiến người dân mất cọc khá nhiều, điển hình:
- Không tham gia chỉ vì quên, mất mạng, không nhận được thông báo, bận… dẫn đến mất cọc.
- Không xác nhận biên bản đấu giá trước 24h cùng ngày.
- Biển đấu thành công nhưng không thanh toán đủ và đúng hạn trong vòng 30 ngày. Đặc biệt, tình huống “lỡ” đấu giá thắng biển số ở mức quá cao, không thể thanh toán, chủ động bỏ cọc rất dễ xảy ra.
- Ghi sai thông tin chuyển khoản hoặc nộp sai số tiền.

Các tình huống trên chủ yếu xảy ra do người tham gia không nắm rõ quy trình đấu giá hoặc tâm lý bị kích động, đấu giá quá cao so với ngân sách đặt ra trước đó đều dẫn đến mất cọc, mất biển. Nghiêm trọng hơn có thể bị cấm đấu giá 12 tháng và truất quyền tham gia đấu giá.
Để ngăn cho các rủi ro này xảy ra, người tham gia có thể thể lựa chọn sử dụng dịch vụ đấu giá hộ ngay từ đầu.

Với tỷ lệ đấu giá thành công đạt đến gần 100% và 3.500 khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ trong năm 2024, Bienso1 là đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ đấu giá hộ. Đội ngũ pháp lý thâm niên kinh nghiệm trên 7 năm, sẽ thay mặt xử lý toàn bộ thủ tục, đảm bảo hồ sơ hợp lệ. Song song, chuyên viên phong thủy Bienso1 có nhiều năm kinh nghiệm, nắm rõ rõ thị, dễ dàng phân tích phiên đấu và đối thủ cạnh tranh để giữ giá hợp lý. Khi đấu vượt ngân sách đã cam kết, đội ngũ sẽ chủ động dừng, tránh trường hợp trúng nhưng không đủ khả năng nộp tiền rồi phải bỏ cọc.
Kết luận
Cọc đấu giá biển số là điều kiện bắt buộc để tham gia đấu giá, đảm bảo người đăng ký tuân thủ quy trình và nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá. Tuy nhiên, trong suốt quá trình đấu giá, người đăng ký dễ phạm phải sai sót nhỏ dẫn đến mất cọc, nghiêm trọng hơn là cấm đấu 12 tháng hoặc truất quyền tham gia. Để tránh rủi ro, người mới có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đấu giá hộ ngay từ đầu tại các đơn vị uy tín như Bienso1.
Liên hệ ngay Hotline Bienso1 để được tư vấn chi tiết về chi phí cọc biển số!


BÌNH LUẬN (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận!